Kinh nghiệm chăm sóc mít nghệ của ông trùm mít Changai
Trên đường từ Cái Tắc đi Phụng Hiệp, hai bên lề đường có tới hằng chục điếm bán mít trái. Đó chính là các đại lý bán mít lẻ do ông Mười cung cấp. Ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy-Hậu Giang, dừng lại chuyện trò với dân quê, thử nếm những múi mít tươm mật, sẽ nghe thấy tiếng tăm của ông Mười Thông tin”, ông trùm mít Changai.
“Hiện nay, mỗi ngày thu hoạch trên 500 kg, có lúc lên đến 1 tấn nhưng không đủ để giao cho các bạn hàng chuyển đi các nơi, nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội”, ông Mười nói.
“Đi buôn, làm ruộng, làm vườn… Có lúc chạy theo phong trào trồng xoài cát Hòa Lộc, nghề nào cũng quyết tâm, đầu tư vốn liếng nhưng nghề nào cũng gặp điệp khúc được mùa rớt giá. Vắt óc suy nghĩ xem nên trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp và mang tính bền vững? Cuối cùng chọn cây mít vì có nhiều giống để chọn lựa: Mít nghệ cao sản, mít Thái siêu sớm (tứ quý), mít Thái da xanh, mít ruột đỏ, mít Malaysia… Giống nào cũng có ưu điểm riêng.
Cách đây 5 năm, lần đầu tiên ông Mười chọn 400 gốc ghép lấy từ Ô Môn về trồng. Cây phát triển rất nhanh, ông tiếp tục trồng thêm đợt hai, nâng tổng số lên 1000 gốc trên tổng diện tích 16 công rưởi. Chỉ sau 1 năm rưỡi là cây bắt đầu có trái chiếng nhưng đợi đến cây hai năm tuổi ông mới nuôi trái. Hiện nay, cây nào cũng trái sum suê, no tròn, đều đặn, mỗi trái nặng từ 7 kg 20 kg, cá biệt có những trái trên 20 kg. Tính bình quân mỗi gốc mít 4 năm tuổi cho khoảng 150 kg/ năm, giá bán ra từ 10.000 – 15.000đ/kg, tùy loại I, II và III. Mỗi gốc mít tối thiểu cũng thu về 1 triệu rưởi đồng / năm.
Theo ông, mít ra trái quanh năm, nhưng chỉ để hai vụ/ năm, phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao để cây có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, ông chỉ giữ tối đa 15 trái/cây nếu cây dưới 4 năm tuổi. Mít càng lâu năm, vị ngọt đậm, thơm và giòn hơn mít tơ. Xơ cũng ngon ngọt như múi chính.
Ông Mười có mô hình VAC, nuôi gà, cá...tất cả đều được tẩm bổ bằng mít. Chỉ riêng khoản thu nhập từ cá và gà mỗi năm ông có thêm 70 triệu đồng.
Kinh nghiệm chăm sóc mít nghệ của ông trùm mít Changai |
“Hiện nay, mỗi ngày thu hoạch trên 500 kg, có lúc lên đến 1 tấn nhưng không đủ để giao cho các bạn hàng chuyển đi các nơi, nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội”, ông Mười nói.
“Đi buôn, làm ruộng, làm vườn… Có lúc chạy theo phong trào trồng xoài cát Hòa Lộc, nghề nào cũng quyết tâm, đầu tư vốn liếng nhưng nghề nào cũng gặp điệp khúc được mùa rớt giá. Vắt óc suy nghĩ xem nên trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp và mang tính bền vững? Cuối cùng chọn cây mít vì có nhiều giống để chọn lựa: Mít nghệ cao sản, mít Thái siêu sớm (tứ quý), mít Thái da xanh, mít ruột đỏ, mít Malaysia… Giống nào cũng có ưu điểm riêng.
Cách đây 5 năm, lần đầu tiên ông Mười chọn 400 gốc ghép lấy từ Ô Môn về trồng. Cây phát triển rất nhanh, ông tiếp tục trồng thêm đợt hai, nâng tổng số lên 1000 gốc trên tổng diện tích 16 công rưởi. Chỉ sau 1 năm rưỡi là cây bắt đầu có trái chiếng nhưng đợi đến cây hai năm tuổi ông mới nuôi trái. Hiện nay, cây nào cũng trái sum suê, no tròn, đều đặn, mỗi trái nặng từ 7 kg 20 kg, cá biệt có những trái trên 20 kg. Tính bình quân mỗi gốc mít 4 năm tuổi cho khoảng 150 kg/ năm, giá bán ra từ 10.000 – 15.000đ/kg, tùy loại I, II và III. Mỗi gốc mít tối thiểu cũng thu về 1 triệu rưởi đồng / năm.
Theo ông, mít ra trái quanh năm, nhưng chỉ để hai vụ/ năm, phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao để cây có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, ông chỉ giữ tối đa 15 trái/cây nếu cây dưới 4 năm tuổi. Mít càng lâu năm, vị ngọt đậm, thơm và giòn hơn mít tơ. Xơ cũng ngon ngọt như múi chính.
Ông Mười có mô hình VAC, nuôi gà, cá...tất cả đều được tẩm bổ bằng mít. Chỉ riêng khoản thu nhập từ cá và gà mỗi năm ông có thêm 70 triệu đồng.
Hiện nay, các nhà máy chế biến chọn loại mít nghệ Việt Nam và mít Changai để sấy khô nên người trồng không sợ bị rớt giá.
Nhận xét
Đăng nhận xét